Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính

1/ Vị trí: Chùa nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15km, cách Hà Nội 95km.

2/ Đặc điểm: Chùa Bái Đính có từ xa xưa nằm trong hang động núi Bái Đính (gọi là chùa Bái Đính cũ). Lấy tên là Bái Đính để ghi nhận khu chùa ở gần chùa Bái Đính cũ, cũng là tên núi.

Khu chùa Bái Đính gồm có những công trình chính sau:

Nằm trên đồi cao là Điện Tam Thế, 3 tầng mái cong có 12 mái ở bốn phía, cao 30m, dài 52m, rộng 47m. Trong Điện Tam Thế đặt 3 tượng Tam Thế bằng đồng, mỗi tượng nặng 50 tấn. Đây là các pho tượng đồng lớn chỉ mới có ở Khu chùa Bái Đính.

Điện Tam Thế

Xuống thấp hơn, theo đường chính đạo, là một vườn sinh vật cảnh quý hiếm. Tại đây được dựng các hòn non bộ độc đáo và những cây cảnh đẹp. Theo độ dốc của đồi là đến Điện thờ Pháp Chủ gồm hai tầng mái cong, có 8 mái ở 4 phía, cũng có một hàng cổ lâu. Điện thờ Pháp chủ cao 27m, dài 47,7m, rộng 43,2m. Điều đặc biệt ở Điện thờ Pháp chủ là đặt một tượng A Di Đà bằng đồng rất to lớn, nặng 100 tấn. Pho tượng đồng này chỉ mới có ở Khu chùa Bái Đính và cũng là tượng phật to lớn nhất Việt Nam.

Tiếp đó là một sân chùa rộng, dựng một tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá to cao, rồi đến Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, một tầng mái cong. Lại có một sân chùa và một vườn cây nữa, rồi mới đến tháp chuông lớn, kiến trúc bát giác theo kiểu chồng diêm, gồm 3 tầng mái cong, tất cả là 24 mái ở tám phía với các đầu đao. Trong tháp chuông này, treo một quả chuông nặng 36 tấn. Trên đồi cao về phía bên trái tòa Tam Thế cũng treo một quả chuông cao 5,6m, nặng 27 tấn. Cũng theo đường chính đạo, hai bên đường là hai vườn chùa rộng lớn, xuống thấp hơn nữa mới có Tam quan, 3 tầng mái cong. Từ hai phía của Tam quan xây các dãy nhà hành lang bao bọc khu chùa lên đến Điện Tam Thế. Trong các nhà hành lang này đặt 500 vị La Hasn bằng đá, mỗi tượng một dáng hình khác nhau nhưng đều cao to đồ sộ.\

Độ dài từ thấp đến cao tính từ Tam quan ở dưới lên đến Điện Tam Thế ở trên là gần 800m.

Khu vực chùa Bái Đính còn lan ra một không gian rộng lớn hơn nữa, có Giếng Ngọc, hồ Phóng Sinh, hồ Đàm Thị, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, nhà Tăng thiền viện, khu nhà khách, Bảo tháp 14 tầng và khu Bảo tàng Phật giáo Việt Nam.

dotrongxuan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *