Dân tộc La Hủ

Dân tộc La Hủ

Tên dân tộc: La Hủ ( Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Xung, Khả Quy). Dân số: 12.113 người (năm 2019). Ðịa bàn cư trú: Huyện Mường Tè (Lai Châu).

Ngôn ngữ: thuộc nhóm Tạng.

Phong tục tập quán: Sống định canh định cư ở trên sườn núi. Nhà ở phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Bàn thờ và bếp đặt tại nơi ngủ của chủ gia đình. Phụ nữ sinh con tại buồng ngủ. Sau 3 ngày đặt tên đứa bé, trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé. Con trai thừa hưởng tài sản. Trai gái tự do hôn nhân. Sau lễ cưới, con trai phải ở nhà vợ 2-3 năm sau đó mới đón vợ về nhà mình. Việc thờ cúng tổ tiên, thực tế người La Hủ chỉ dành cho cha mẹ đã khuất. Có lễ cúng thần đất để cầu an, cúng gọi hồn ngô, lúa khi gieo cấy xong và lúc thu hoạch, cúng tổ sư nghề rèn…

Văn hoá: Có nhiều điệu múa khèn. Khi hát thường dùng tiếng Hà Nhì theo nhịp điệu riêng. Kho tàng truyện cổ phong phú. Có lịch riêng theo 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu).

Trang phục: Nữ mặc quần, áo dài tới cổ chân, lễ tết mặc thêm áo ngắn. Cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, đính xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ. Nam mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc.

Kinh tế: Trồng lúa nước và làm nương dẫy, đàn ông có nghề phụ săn bắn, đan lát, rèn.

dotrongxuan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *