Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913)

Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913)

Tôn Thất Thuyết quê ở thôn Phú Mông, xã Xuân Long (Huế), là người trong hoàng tộc, nhưng thuộc một chi xa dòng chính, nên lúc đầu chỉ giữ được một chức quan nhỏ. Mãi đến năm 1869, ông mới được bổ nhiệm chức Án sát Hải Dương.

Ngày 21/12/1873, ông tham gia trận đánh Cầu Giấy lần thứ nhất ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội cùng đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.

Tháng 6/1883, ông được sung vào Viện Cơ mật. Sau khi vua Tự Đức mất, ông là một trong ba phụ chính đại thần.

Triều đình đầu hàng thực dân Pháp, kí các hiệp ước 1883, 1884 thừa nhận sự đô hộ của chúng. Nhưng ông vẫn là người chủ chiến, cầm đầu phái kháng chiến trong triều, kiên quyết chống lại hành động phản bội của bọn đầu hàng, ra sức chuẩn bị lực lượng đánh giặc giành lại chủ quyền.

Ngày 5/7/1885, ông chủ động tấn công các căn cứ đóng quân của Pháp ở Huế nhưng thất bại. Ông đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng tỉnh Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân sĩ phu kháng chiến.

Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, nhân dân ta khắp ba miền trong cả nước đã đứng dậy kháng chiến. Năm 1886, nhận thấy phong trào trong nước gặp nhiều khó khăn, ông giao lại nhiệm vụ cho các thủ hạ và hai con trai là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp, rồi sang Trung Quốc mưu cầu viện trợ.

Triều đình nhà Thanh thỏa thuận với thực dân Pháp đày ông đi Thiều Châu, nhưng nhân dân và sĩ phu Trung Quốc vẫn yêu mến và giúp đỡ ông. Ông mất vào tháng 3/1913, thọ 79 tuổi.

dotrongxuan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *