Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Năm 1771 anh em nhà Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa ở Đàng Trong đến năm 1778 thì dành được chiến thắng.
Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc (1778 – 1788) : năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng 2 người em của mình là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Đến năm 1788 khởi nghĩa thắng lợi, Nguyễn Nhạc tự xưng là Thái Đức Hoàng Đế lập ra nhà Tây Sơn.
Trong quá trình ở ngôi, Nguyễn Nhạc không chăm lo triều chính, lao vào con đường ăn chơi hưởng lạc, tranh giành quyền lực đới với Nguyễn Huệ khiến cho huynh đệ tương tàn lẫn nhau.
Năm 1792, Vua Quang Trung mất. Năm 1793, Nguyễn Ánh tiến đánh và bao vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc cầu cứu Quang Toản (con vua Quang Trung). Lực lượng của Quang Toản sau khi đánh lui quân Nguyễn Ánh thì tiến vào thành Quy Nhơn, tiến hành biên kê kho tàng, thu giấy giáp hình và giữ thành. Trước việc làm đó của Quang Toản, Nguyễn Nhạc uất quá thổ ra máu mà chết.
Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ (1788 – 1792) : tình hình trong thời kỳ này rất rối ren phức tạp. Hậu duệ của chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh – con của Nguyễn Phúc Luân, vẫn còn muốn lấy lại cơ nghiệp của các chúa Nguyễn nên sau khi chạy thoát đã cầu viện vua Xiêm mang quân sang đánh với nhà Tây Sơn năm 1784. Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã cho phục binh ở Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan liên minh Xiêm – Nguyễn. Năm 1786 khi chưa được lệnh anh là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đã tự ý đem quân đánh Bắc Hà lật đỗ họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Lúc này nảy sinh mâu thuẫn giữa anh em nhà Tây Sơn. Năm 1788, Lê Chiêu Thống đã “cõng rắn cắn gà nhà” chạy sang cầu viện quân Thanh đêm 29 vạn quân về chiếm Thăng Long. Trong tình cảnh này Nguyễn Huệ buộc phải lên ngôi Hoàng đế, tức Quang Trung Hoàng đế. Sau đó với tài năng quân sự kiệt xuất của mình Quang Trung đã chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Tuy trị vì trong thời gian ngắn ngủi nhưng Hoàng đế Quang Trung đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Đối nội: ông ban hành và thực hiện nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Đối với phương Bắc, ông định cầu hôn với một công chúa nhà Thanh để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Đối với Nguyễn Ánh, ông định sẽ dân quân đánh bại tập đoàn Nguyễn Ánh lúc này đang phát triển mạnh ở miền Nam.
Những việc làm và dự định của Quang Trung còn đang dang dở thì ông đột ngột qua đời vào ngày 29/7/1792. Vương triều Tây Sơn suy yếu nhanh chóng sau khi ông qua đời.
Cảnh Thịnh Hoàng đế Quang Toản (1793 – 1802) : năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà bỏ lại nhiều hoài bão chưa hoàn thành, con thứ là Nguyễn Quang Toản lên ngôi, tức Cảnh Thịnh. Lúc này nội bộ trong triều rối ren, họa ngoại thích luôn rình rập. Năm 1793, Nguyễn Ánh đem quân đánh Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc cầu viện Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh đem quân đánh Nguyễn Ánh và chiếm luôn Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất hận mà qua đời. Năm 1802, Quang Toản bị Nguyễn Ánh đánh bại, bị bắt và dùng cực hình xử tử, kết thúc triều đại Tây Sơn oanh liệt. Cũng từ đây đất nước lại thống nhất về một mối và mở ra triều đại mới, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam – nhà Nguyễn.