Nguyễn Đức Cảnh (1908 – 1932)

Nguyễn Đức Cảnh (1908 – 1932)

Ông quê làng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, xuất thân từ gia đình nhà Nho nghèo.

Giác ngộ về tinh thần yêu nước và cách mạng khi đang học ở trường Thành chung Nam Định, trong cao trào yêu nước và dân chủ 1925 – 1926, ông tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh nên bị đuổi học. Ông lên Hà Nội xin vào làm công nhân nhà máy in Lê Văn Tân để kiếm sống. Thời kì này, Nguyễn Đức Cảnh trở thành đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 9/1927, ông được Việt Nam Quốc dân đảng cử đi Trung Quốc gặp Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bàn việc thống nhất hành động chống thực dân Pháp. Ông được dự lớp huấn luyện chính trị theo chương trình của Nguyễn Ái Quốc và gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Tháng 3/1929, ông cùng một số đồng chí khác tổ chức chi bộ cộng sản đầu tiên tại 5Đ phố Hàm Long (Hà Nội).

Ngày 17/6/1929, ông tham gia thành lập Đông Dương cộng sản Đảng tại số 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), ra báo Búa liềm. Trong hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ông và Trịnh Đình Cửu là đại biểu Đông Dương cộng sản đảng sang dự họp.

Cuối tháng 4 năm 1931, ông bị địch bắt ở làng Yên Dũng Hạ, gần thành phố Vinh. Chúng giải ông về Hà Nội giam cầm, tra tấn dã man nhưng ông không khai lấy một lời.

Ngày 31/7/1932, ông bị thực dân Pháp xử chém tại Hải Phòng.

dotrongxuan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *